Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam 2 ngày cuối tuần có những thay đổi, cập nhật mới, mời mọi người đọc báo cùng TKLOGS nhé!
1. Một loại 'vàng đen' đang tràn ngập Trung Quốc, Việt Nam đẩy mạnh nhập khẩu với giá siêu rẻ:
Trung Quốc đã tăng sản lượng than kể từ cuộc khủng hoảng điện năm 2021 để tránh tình trạng này lặp lại. Sản lượng than năm nay dự kiến sẽ tiếp tục đạt kỷ lục mới. Tăng trưởng nhu cầu cũng tương đối chậm lại trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đang phục hồi khó khăn.
Nhưng chính sự gia tăng nhập khẩu đã khiến thị trường rơi vào tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng hơn. Các thương nhân đã tận dụng được nguồn cung rẻ hơn ở phần còn lại của thế giới, với lượng nhập khẩu tăng 73% trong 9 tháng đầu năm. Khối lượng than nhập vào Trung Quốc đạt kỷ lục trong tháng 8.
- Trong tháng 9 vừa qua, Việt Nam cũng tăng nhập khẩu than từ Trung Quốc. Cụ thể, Việt Nam chi ra gần 7 triệu USD nhập khẩu 23.582 tấn than của Trung Quốc, tăng mạnh 97,8% về lượng và tăng 35,9% về trị giá so với tháng 9/2022. Tính chung cả 9 tháng, Việt Nam nhập khẩu 245 nghìn tấn than, tương đương 66,8 triệu USD, chiếm tỷ trọng 0,6% về lượng và 1,2% về kim ngạch.
Giá nhập khẩu bình quân 9T/2023 từ thị trường này là 273,2 USD/tấn, giảm 47,6% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm mạnh nhất trong tất cả các thị trường nhập khẩu của Việt Nam.
- Theo một số doanh nghiệp ngành than, nhập khẩu than gia tăng trong 9 tháng qua do nhu cầu nhiệt điện, các nhà máy luyện thép của Việt Nam rất lớn. Hầu hết lượng than nhập từ Indonesia, Nga và Úc đều phục vụ cho nhiệt điện, đa số là loại than cám, phẩm cấp thấp, để phối trộn với nhiều loại than khác để phục vụ các nhà máy phát điện. Trong đó một phần than nhập từ Trung Quốc, Úc và Nhật là than Antranxit, than cốc... có độ bền cao, phục vụ luyện thép.
Nhưng chính sự gia tăng nhập khẩu đã khiến thị trường rơi vào tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng hơn. Các thương nhân đã tận dụng được nguồn cung rẻ hơn ở phần còn lại của thế giới, với lượng nhập khẩu tăng 73% trong 9 tháng đầu năm. Khối lượng than nhập vào Trung Quốc đạt kỷ lục trong tháng 8.
- Trong tháng 9 vừa qua, Việt Nam cũng tăng nhập khẩu than từ Trung Quốc. Cụ thể, Việt Nam chi ra gần 7 triệu USD nhập khẩu 23.582 tấn than của Trung Quốc, tăng mạnh 97,8% về lượng và tăng 35,9% về trị giá so với tháng 9/2022. Tính chung cả 9 tháng, Việt Nam nhập khẩu 245 nghìn tấn than, tương đương 66,8 triệu USD, chiếm tỷ trọng 0,6% về lượng và 1,2% về kim ngạch.
Giá nhập khẩu bình quân 9T/2023 từ thị trường này là 273,2 USD/tấn, giảm 47,6% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm mạnh nhất trong tất cả các thị trường nhập khẩu của Việt Nam.
- Theo một số doanh nghiệp ngành than, nhập khẩu than gia tăng trong 9 tháng qua do nhu cầu nhiệt điện, các nhà máy luyện thép của Việt Nam rất lớn. Hầu hết lượng than nhập từ Indonesia, Nga và Úc đều phục vụ cho nhiệt điện, đa số là loại than cám, phẩm cấp thấp, để phối trộn với nhiều loại than khác để phục vụ các nhà máy phát điện. Trong đó một phần than nhập từ Trung Quốc, Úc và Nhật là than Antranxit, than cốc... có độ bền cao, phục vụ luyện thép.
2. Sản lượng giảm mạnh, Ấn Độ khả năng cao kéo dài lệnh cấm xuất khẩu gạo
Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đang tập trung cao độ cho việc sản xuất, sau khi New Delhi cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati từ tháng 7, khiến giá gạo toàn cầu tăng vọt.
Tuy nhiên, tình trạng của cây lúa vụ này rất khó dự đoán do mưa trong mùa mưa không đồng đều. Theo nhiều dự báo khác nhau, sản lượng có thể giảm tới 8% so với mức kỷ lục năm ngoái mặc dù diện tích trồng lúa tăng.
- Trong năm 2022/23 (tháng 7/2022 đến tháng 6/2023), Ấn Độ sản xuất kỷ lục 135,76 triệu tấn gạo.
- Bộ Nông nghiệp Mỹ dự kiến sản lượng gạo của Ấn Độ giảm 3%, tương đương giảm khoảng 4 triệu tấn, đạt tổng sản lượng 132 triệu tấn trong năm kết thúc vào tháng 6/2024.
- Trong những năm gần đây, sản lượng lúa gieo vào vụ đông đã tăng đáng kể, nhưng năm nay sản lượng có thể giảm tới 5 triệu tấn, hay gần 20%, do mực nước trong các hồ chứa thấp hơn mọi năm.
Tuy nhiên, tình trạng của cây lúa vụ này rất khó dự đoán do mưa trong mùa mưa không đồng đều. Theo nhiều dự báo khác nhau, sản lượng có thể giảm tới 8% so với mức kỷ lục năm ngoái mặc dù diện tích trồng lúa tăng.
- Trong năm 2022/23 (tháng 7/2022 đến tháng 6/2023), Ấn Độ sản xuất kỷ lục 135,76 triệu tấn gạo.
- Bộ Nông nghiệp Mỹ dự kiến sản lượng gạo của Ấn Độ giảm 3%, tương đương giảm khoảng 4 triệu tấn, đạt tổng sản lượng 132 triệu tấn trong năm kết thúc vào tháng 6/2024.
- Trong những năm gần đây, sản lượng lúa gieo vào vụ đông đã tăng đáng kể, nhưng năm nay sản lượng có thể giảm tới 5 triệu tấn, hay gần 20%, do mực nước trong các hồ chứa thấp hơn mọi năm.
3. Xuất hiện trong hầu hết lĩnh vực sản xuất, một mặt hàng của Việt Nam đang được các ông lớn Mỹ, Trung Quốc tin dùng, thu về hơn 1 tỷ USD trong 9 tháng
- Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu giấy và các sản phẩm từ giấy của Việt Nam trong tháng 9/2023 đạt hơn 158 triệu USD, giảm 21,8% so với tháng 8 nhưng tăng 11,2% so với tháng 9/2022. Tính đến hết tháng 9/2023, nước ta xuất khẩu giấy và các sản phẩm từ giấy trị giá hơn 1,59 tỷ USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2022.Về thị trường, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu giấy và các sản phẩm từ giấy lớn nhất của Việt Nam, đồng thời tăng mạnh trong thời gian gần đây. Trong tháng 9, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt hơn 47,3 triệu USD, tăng 77,2% so với tháng 9/2022. Hết quý 3, Hoa Kỳ chi gần 410 triệu USD nhập khẩu giấy từ Việt Nam, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước và chiếm tỷ trọng đến 25,8%.
- Đứng ở vị trí thứ 2 là Trung Quốc, trong tháng 9, nước này nhập khẩu 26,1 triệu USD, giảm 8,7% so với tháng 9/2022. Tính chung 9 tháng, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc gần 356 triệu USD, bật tăng 76,8% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm tỷ trọng là 22,4%.
- Campuchia là thị trường xuất khẩu xếp thứ 3 mặt hàng này. Trong tháng 9, Việt Nam thu về 10,4 triệu USD, giảm 11,1% so với tháng 9/2022. Tính chung 9 tháng, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này 108,8 triệu USD, giảm 23,5% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm tỷ trọng 6,8%
- Đứng ở vị trí thứ 2 là Trung Quốc, trong tháng 9, nước này nhập khẩu 26,1 triệu USD, giảm 8,7% so với tháng 9/2022. Tính chung 9 tháng, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc gần 356 triệu USD, bật tăng 76,8% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm tỷ trọng là 22,4%.
- Campuchia là thị trường xuất khẩu xếp thứ 3 mặt hàng này. Trong tháng 9, Việt Nam thu về 10,4 triệu USD, giảm 11,1% so với tháng 9/2022. Tính chung 9 tháng, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này 108,8 triệu USD, giảm 23,5% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm tỷ trọng 6,8%
Nguồn: Báo Công Thương, Tạp chí Kinh tế Việt Nam.
VẬN CHUYỂN TRUNG - VIỆT| AN TOÀN - NHANH CHÓNG - TỐI ƯU
Với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển Trung - Việt, TKLOGS đã trở thành đối tác đồng hành cùng hàng nghìn khách hàng thân thiết. Chúng tôi luôn tự tin mang đến cho khách hàng dịch vụ vận chuyển tốt nhất và duy trì những giá trị cốt lõi bền vững.
Đặc biệt, TKLOGS sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7 để giải quyết những vấn đề có liên quan đến đơn hàng, đảm bảo luôn đồng hành cùng khách hàng cho đến khi hàng về đến tay.
TKLOGS sẽ không ngừng cố gắng để cải thiện để giúp khách hàng tối ưu hơn nữa trong quá trình vận chuyển Trung Quốc - Việt Nam.
---------------
Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:
Hotline: 02053602888
Website: https://tklogs.com/
Địa chỉ: Số 260, Đường Lương Thế Vinh, Khu Phú Lộc 4, P. Vĩnh Trại, TP. Lạng Sơn, Lạng Sơn, Lang Son, Vietnam